Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim


Tất cả các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (NMCT), phẫu thuật tim, can thiệp động mạch vành hay bệnh tim hoặc mạch máu khác nên tham gia một chương trình phục hồi chức năng tim và phòng bệnh phù hợp. Các chương trình này giúp người bệnh tăng dần mức độ hoạt động thể lực người bệnh. Tuy nhiên người bệnh nên tập luyện như thế nào là phù hợp và cần chú ý những gì để có được hiệu quả tập luyện tốt nhất? 

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Hoạt động thể lực sau NMCT và phẫu thuật tim nên thế nào?

Sau NMCT và phẫu thuật tim là những giai đoạn sức khoẻ bị đe doạ trầm trọng mà người bệnh đã vượt qua, bên cạnh chế độ dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi thì hoạt động thể lực là yêu cầu không thể thiếu giúp người bệnh trở lại cuộc sống hằng ngày tốt hơn.

Thông thường bệnh nhân nên trở lại với các hoạt động bình thường của mình sau 3-4 tuần. Mức độ tập luyện phụ thuộc vào thể loại hoạt động thể lực mà người bệnh ưa thích, tình trạng sức khoẻ và sự phù hợp của các hoạt động thể lực này với cuộc sống thường ngày.

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Nên đạt được ít nhất 30 phút tập luyện thể lực với mức độ trung bình (ví dụ như đi bộ với bước đi dài) mỗi ngày. Hãy tự tìm cho mình một mức độ hoạt động thể lực phù hợp nhất, nếu nói chuyện trong khi luyện tập thể lực mà không bị thở gấp thì mức độ hoạt động thể lực đó là phù hợp. Các hình thức tập luyện như chạy nhanh, chạy đường dài, tập tạ có thể làm tăng huyết áp, do đó người bệnh nên tránh.

Làm thế nào để tăng dần các hoạt động thể lực?

Tận dụng tất cả những điều kiện có thể đi bộ được thay cho các hình thức khác như leo cầu thang bộ thay cho đi thang máy, đi bộ đến các cửa hàng, chợ, nơi làm việc, nếu các địa chỉ này ở trong khu vực người bệnh sinh sống mà không cần đến các phương tiện khác như ôtô hay xe máy.

Trong quá trình tập luyện nên chọn mặc quần áo và đi giầy phù hợp với thời tiết và hoạt động thể lực. Nếu trời quá nóng, ẩm hay lạnh, hãy hoãn việc tập luyện lại cho đến khi thời tiết trở nên dễ chịu hơn. Không nên tập luyện ngay sau khi ăn, hay khi cảm thấy không khoẻ.

Nếu tập luyện trong một thời gian dài có thể bị mất rất nhiều nước vì ra mồ hôi, phải bù lại lượng nước bị mất bằng cách uống nước trong và sau khi tập luyện. Muốn bắt đầu một chương trình luyện tập nặng hơn cần hỏi bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập.

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Hoạt động thể lực nhẹ nhàng và thường xuyên giúp phòng ngừa tái phát NMCT. 


Đau ngực hay khó chịu ở ngực khi tập luyện

Phải luôn có cảm giác thoải mái trong khi tập luyện. Nếu các hoạt động thể lực của ngày hôm trước khiến cơ thể mệt mỏi thì nên nghỉ một ngày để hồi phục lại sức khoẻ hoàn toàn. Nếu bị chóng mặt, thở gấp, nhịp tim không đều, hay đau ngực thì hãy đi chậm lại hoặc dừng hẳn lại cho đến khi các dấu hiệu trên qua đi.

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Các cơn đau thắt ngực hay khó chịu ở ngực xuất hiện khi tập luyện thì nên nghỉ ngơi, ngậm hay xịt thuốc nitroglycerin dưới lưỡi và hãy báo ngay với bác sĩ điều trị để có được những điều chỉnh kịp thời. Nếu đau ngực hay cảm giác khó chịu ở ngực không đỡ, hãy dùng lại các thuốc trên sau 5 phút. Các dấu hiệu trên không hết hoàn toàn trong vòng 10-15 phút sau khi đã nghỉ ngơi và dùng thuốc, có thể bị NMCT tái phát cần đến các trung tâm cấp cứu ngay lập tức.

Hoạt động thể lực đều đặn kết hợp với lối sống lành mạnh có thể hạn chế bệnh tái phát

Hoạt động thể lực đều đặn chỉ là một phần trong phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng cách thay đổi lối sống. Để phát huy hiệu quả của hoạt động thể lực, người bệnh sau NMCT và phẫu thuật tim cần thực hiện tốt những yêu cầu sau:

Ngừng hút thuốc lá là một yếu tố quan trọng nhất có thể làm giảm nguy cơ bị tái phát những biến cố tim do mạch vành. Lợi ích của việc ngừng hút thuốc lá gần như đạt được tức thì. Sau 1 năm cai thuốc lá, nguy cơ bị cơn NMCT tái phát sẽ giảm đi một nửa.

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Để làm giảm nguy cơ tim mạch, điều quan trọng là phải hạn chế ăn những thức ăn có chứa chất béo bão hoà được thấy trong các sản phẩm sữa, pho mát, thịt mỡ, bơ, dầu dừa và dầu cọ và hầu hết các thức ăn nhanh, các loại bánh như bánh bích quy, bánh gatô.

Thay thế bằng các thức ăn có chứa một lượng trung bình các chất béo đa chuỗi và đơn chuỗi không bão hoà như dầu ô lưu, dầu hướng dương, dầu đậu nành và dầu lạc.

Lựa chọn các thức ăn có nguồn gốc thực vật như rau xanh, hoa quả và một số loại đậu, các thức ăn làm từ ngũ cốc như bánh mỳ, mỳ sợi, bánh đa, bánh phở và ăn một lượng trung bình thịt nạc, thịt gia cầm, cá và ăn hạn chế các sản phẩm có mỡ.

Hoạt động thể lực sau nhồi máu cơ tim

Béo phì hay béo bụng là một yếu tố nguy cơ bị bệnh động mạch vành. Để có được một trọng lượng cơ thể phù hợp, cần phải có được sự cân bằng về năng lượng mà ăn hoặc uống vào với năng lượng tiêu hao qua việc hoạt động thể lực. Để giảm cân, cần phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn qua các hoạt động thể lực và ăn ít năng lượng hơn. 






Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm. Nó có thể gây đột tử và là kẻ thù số 1 với quả tim của bạn. Bạn có thể tránh được kẻ thù đó không? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Khi bạn có trách nhiệm với bản thân và sức khỏe của mình, hãy thay đổi ngay những thói quen xấu, điều chỉnh những yếu tố nguy cơ, lúc đó bạn sẽ có nhiều cơ hội tránh được bệnh lý nguy hiểm này. Hãy hành động khi mọi thứ còn chưa quá muộn.

 
Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Có hai nhân tố gây nên nguy cơ bệnh mạch vành mà không hề có triệu chứng ở giai đoạn đầu là mỡ trong máu cao và tăng huyết áp. Nhiều người có nguy cơ tiềm ẩn này nhưng vẫn có thể sống bình thường mà không thấy có triệu chứng nào cả. Do đó, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn để phát hiện những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khi nó còn chưa gây ra bệnh lý nguy hiểm. Từ đó, chúng ta có thể khống chế để giảm thấp nhất nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


Lý tưởng nhất là mọi người nên kiểm tra cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (cholesterol xấu) và cholesterol HDL (cholesterol tốt) từ độ tuổi 20. Nếu cholesterol toàn phần dưới 200mg/dl và cholesterol HDL trên 35mg/dl, nên kiểm tra lại máu sau 5 năm. Những người có nồng độ cholesterol toàn phần cao nên kiểm tra thường xuyên hơn. Huyết áp cũng nên kiểm tra thường kỳ 2 năm/lần. Bởi nhiều lúc huyết áp tăng lên mà chúng ta không biết được.

Kiểm tra sức khỏe thường kỳ rất quan trọng, đặc biệt đối với những người có yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình nhiều người bị nhồi máu cơ tim.

Loại bỏ các yếu tố nguy cơ

Các nghiên cứu cho thấy khi thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ, bệnh nhân bệnh mạch vành sẽ có cuộc sống lâu dài hơn. Đi khám sức khỏe định kỳ vẫn chưa đủ. Một số thay đổi sau có thể giúp bạn có trái tim mạnh khỏe hơn:

Không hút thuốc lá

Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


Nếu bạn chưa hút thuốc lá thì đừng nên bắt đầu thử. Tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý đe dọa khác.

Giữ cân nặng ở mức độ thích hợp

Tăng cân sẽ kéo theo tăng hàm lượng cholesterol trong máu, triglycerid, huyết áp tăng và dễ bị đái tháo đường, hàm lượng HDL trong máu giảm. Vì vậy, rất quan trọng khi giữ cân nặng của bạn ở mức tốt nhất. Nếu bạn đang bị quá cân, hãy có chương trình giảm cân để có trái tim khỏe mạnh, tránh được bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.

Ăn thức ăn ít chất béo

Mỡ trong máu thường có xu hướng tăng lên khi tuổi của bạn càng cao. Chế độ ăn ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp sẽ giúp bạn ngăn cản quá trình này. Chế độ ăn sau có thể ngăn ngừa được nhồi máu cơ tim.

- Khống chế loại thức ăn và lượng thức ăn bạn ăn hằng ngày.

- Không nên ăn nhiều thịt, cá và thịt gia cầm trong 1 ngày.

- Cố gắng ăn nhiều hơn các thức ăn như rau, cơm, mì, đậu. Chỉ ăn kèm với số lượng nhỏ thịt, cá hoặc thịt gia cầm.

- Chỉ 5 - 8 thìa cà phê dầu hoặc mỡ dùng để chế biến thức ăn trong 1 ngày.

Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


- Cố gắng chế biến thức ăn ít hoặc không có chất béo như luộc, chần, hạn chế dùng đồ rán.

- Không nên ăn phủ tạng động vật như gan, não, thận, tim ...

- Ăn nhiều rau, quả.


Tập thể dục đều đặn

Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


Tập thể dục đều đặn có thể giúp bảo vệ bạn trước bệnh nhồi máu cơ tim. Bất cứ loại thể dục nào cũng cần thiết và nên làm. Cố gắng tập thể dục 3 - 4 lần/tuần, mỗi lần 30 - 60 phút.

Lý tưởng nhất là bạn tập với tần số của tim khoảng 50 - 70% mức gắng sức tối đa của bạn. Mức tối đa này được tính đơn giản là 210 trừ đi tuổi của bạn. Các phương pháp tốt nhất là chạy, bơi, đạp xe và đi bộ. Trước khi tập luyện, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn, đặc biệt khi bạn đã vào tuổi trung niên hoặc đã lớn tuổi và có bệnh tim hoặc một bệnh lý nào đó.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể làm hại tim hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho bạn, hãy làm gì đó để tránh điều này. Hãy thư giãn một chút trong giờ làm việc, vào ban đêm và trong những ngày nghỉ.

Uống rượu vừa phải

Cách phòng chống nhồi máu cơ tim


Một số nghiên cứu cho thấy dùng rượu với mức độ vừa phải (1 - 2 cốc/ngày) có thể giúp bảo vệ quả tim của bạn. Tuy nhiên, nếu uống nhiều hơn, điều này sẽ làm hại đến cơ thể. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng cân nặng, tăng triglycerid máu và có thể gây rối loạn nhịp tim. Nếu bạn không uống thì không nên thử. Nếu bạn đang uống, thì nên uống vừa phải và nên bỏ rượu nếu bạn chú ý đến những tác dụng phụ của nó (suy gan, bệnh cơ tim do rượu, tai nạn khi điều khiển xe cộ...).

Với phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai có thể sử dụng nhiều năm mà không có tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra y tế thường xuyên. Hằng năm, bạn nên kiểm tra huyết áp, triglycerid và đường máu.





Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim (NMCT) là một cấp cứu khẩn trương; sự sống còn của người bệnh quyết định bởi có được cấp cứu kịp thời, đúng cách hay không. So với cơn đau thắt ngực thì NMCT là tình trạng trầm trọng và nguy hiểm hơn nhiều. Có thể gọi NMCT như một hậu quả, một kết thúc xấu, một biến chứng cấp mang tính tai biến và NMCT cũng để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

 Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Các biến chứng sau NMCT được chia làm 3 loại: biến chứng sớm, biến chứng thứ phát và biến chứng muộn.

Biến chứng sớm

Suy tim: Thường gặp trong 2 tuần đầu, nhất là trên những bệnh nhân đã bị NMCT cũ, hoặc trên những người bị thể nặng, rộng, có cơn đau kéo dài.

 Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Trụy mạch biểu hiện bằng huyết áp tụt, mạch nhanh, yếu, vã mồ hôi.

Suy tim trái cấp tính biểu hiện bằng cơn khó thở kịch phát, phù phổi cấp, mạch nhanh, tiếng ngựa phi.

Rối loạn nhịp tim: Nhịp nhanh xoang hay gặp. Nếu nhanh nhiều và kéo dài thì tiên lượng xấu.

Ngoại tâm thu hay gặp, nhất là khi NMCT mới bắt đầu. Ngoại tâm thu nhiều, đa dạng có tiên lượng xấu.

Cơn nhịp nhanh kịch phát ít gặp hơn nhưng rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, đặc biệt với cơn nhịp nhanh thất. Thường xảy ra trong NMCT nặng thể lan rộng. Loạn nhịp hoàn toàn gặp trong 10 - 15% trường hợp.

Rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất gặp trong 4% trường hợp nhất là trong NMCT sau. Thường xuất hiện sớm.

Tai biến tắc nghẽn mạch: Gặp trong 20 - 40% trường hợp, đặc biệt trong các thể nặng.

 Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Tăng cục nghẽn mạch vành dẫn đến NMCT (diện tích lớn hơn): Cục nghẽn mạch tạo thành ở trong tim: thường gặp trong NMCT lan rộng xuyên qua thành tim kèm theo suy tim. Tắc động mạch phổi thường là kết quả của tai biến tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới hoặc nghẽn mạch buồng tim phải.

Vỡ tim: Gặp trong 5 - 10% trường hợp, xảy ra chủ yếu tuần thứ hai. Thường gặp ở thất trái dẫn đến tràn máu màng ngoài tim làm chết đột ngột hoặc chết nhanh chóng do trụy tim mạch. Vỡ vách liên thất biểu hiện bằng một tiếng thổi tâm thu ở giữa tim, có cường độ mạnh, kèm theo rung mui và suy tim phải cấp tính dẫn đến trụy mạch.

Đứt cột tim (ít gặp): khi bộ van hai lá bị vỡ sẽ gây ra tổn thương van hai lá nặng không hồi phục.

Chết đột ngột: Gặp trong 10% trường hợp. Thường là hậu quả của những thể nặng, nhất là ở tuần lễ đầu. Nguyên nhân chết đột ngột có thể do cơn nhịp nhanh thất, rung thất, tắc mạch phổi lớn, vỡ tim, trụy mạch nặng.

Biến chứng thứ phát

Hội chứng Dressler gặp từ 3 - 4% trường hợp, xuất hiện từ 1 - 4 tuần sau khi bệnh khởi phát.

Biểu hiện lâm sàng là hội chứng viêm màng ngoài tim: đau sau xương ức, đau tăng lên khi thở sâu, khi ho, khi vận động, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước. Nghe có thể phát hiện tiếng cọ màng ngoài tim.

 Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Tràn dịch màng phổi, thâm nhiễm phổi. Chụp Xquang lồng ngực: hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim và màng phổi. Điện tâm đồ: không có dấu hiệu hoại tử lan rộng và tái phát (dùng để chẩn đoán phân biệt với NMCT).

Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng. Điều trị bằng cocticoid có thể khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên hội chứng dễ tái phát và khi tái phát nhiều sẽ trở nên rất phiền phức cho người bệnh.

Biến chứng muộn

Các chứng đau

- Đau thần kinh nhạy cảm: Là các cơn đau ngực lan tỏa, cường độ trung bình, giống như cảm giác đau ê ẩm, nặng nề ở vùng trước tim. Những người có chứng đau này thường là những người hay lo lắng, đồng thời bị suy nhược về thể lực và tâm thần. Liệu pháp tâm lý và các thuốc trấn tĩnh thường có thể giải quyết được.

- Đau kiểu thấp khớp: Thường gọi là viêm quanh khớp vai cánh tay, hội chứng vai - bàn tay, hay gặp ở vai và tay trái. Đôi khi chữa bằng các thuốc giảm đau thông thường cũng khỏi. Một số trường hợp phải dùng cocticoid. Tránh tiêm thuốc vào trong khớp nhất là khi bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.

Trong một số trường hợp NMCT thoái triển có thể gặp xơ cứng cân gân tay, co rút và có thể dẫn đến Dupuytren.

- Chứng đau thắt ngực sau NMCT: khi có dấu hiệu NMCT tái phát, phải điều trị như NMCT cấp.

Phồng vách tim: Là hậu quả xa của nhồi máu xuyên thành tim. Biểu hiện: nghe tim có tiếng đập phụ ở thì tâm thu, trên mỏm tim. Xquang thấy hình ảnh một cung giãn nở thì tâm thu, chủ yếu ở bờ trái. Điện tâm đồ: có sự tồn tại của dấu hiệu "tổn thương", đồng thời với dấu hiệu hoại tử.

Làm gì để hạn chế biến chứng do NMCT?

Quy tắc khẩn trương được coi là số 1 trong nguyên lý điều trị NMCT vì 2 lý do:

- Tử vong của NMCT xảy ra với tỷ lệ cao nhất chính là vào giờ đầu tiên, rồi ngày đầu của NMCT và cơ bản do rối loạn nhịp tim - một biến chứng nặng nhất của NMCT lại xảy ra rất bất thần và dễ gây tử vong nhất là rung thất. Các ngoại tâm thu thất có thể chuyển nhanh thành rung thất, cần ứng phó cực kỳ khẩn trương.

- Biện pháp điều trị cơ bản hữu hiệu nhất đối với NMCT lại chỉ sẽ có tác dụng nếu tiến hành sớm, nhất là biện pháp làm “tan huyết khối mạch vành" bằng các thuốc tiêu sợi huyết, đặc hiệu trong 2 giờ đầu tiên hoặc 4 giờ đầu tiên của NMCT, quá 6 giờ thì không tác dụng nữa vì vùng hoại tử đã lan toàn bộ bề dày của thành tâm thất, gọi là NMCT xuyên thành.

 Biến chứng sau nhồi máu cơ tim

Chính vì thế bằng giá nào cũng phải chuyển bệnh nhân NMCT đến bệnh viện chuyên về tim mạch hoặc khu chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt.

Thời gian đến được bệnh viện sớm hay muộn có ý nghĩa sống còn. Vì chỉ có ở những nơi này mới đảm bảo chẩn đoán chắc chắn và điều trị đúng quy tắc hạn chế biến chứng và tử vong, kể cả những giờ sau, ngày sau, tuần sau của NMCT, khi mà loại biến chứng khác là suy tim truỵ mạch, sốc tim lại thường xảy ra. Ngay khi nằm viện vẫn nên nhớ NMCT là bệnh rất nặng, dễ biến chứng chết người.





Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2015

5 thói quen gây hại cho tim của bạn

Thay đổi thói quen sống hàng ngày của bạn kết hợp với ăn uống, vận động lành mạnh để bảo vệ trái tim của bạn khỏe hơn, tránh gây hại cho tim.

Tim đập nhanh, thở khò khè, đau ngực… hoàn toàn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang không ổn, mạch máu cung cấp máu trong cơ thể đang gặp vấn đề. Trong khi tất cả chúng ta đều biết những ảnh hưởng của việc hút thuốc, ăn thịt đỏ, uống rượu quá mức… có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch thì rất ít người biết rằng một số thói quen trong cuộc sống cũng có ảnh hưởng không tốt đến tim.

5 thói quen gây hại cho tim của bạn

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh của Mỹ thì mặc dù hầu hết người Mỹ có kiến ​​thức chung về các yếu tố nguy cơ bệnh tim, trong 80 triệu dân số Mỹ, cứ 3 người lớn thì có một người gặp nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Để nỗ lực giảm tỷ lệ mắc bệnh tim lên 20% vào năm 2020, Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo loại bỏ 5 thói quen sau để tránh, làm suy nhược, gây hại cho tim của bạn.

1. Cáu giận

Cáu giận từ một tranh luận có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe của tim. Những cơn giận dữ mãn tính hay giận dữ mãnh liệt thực sự có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ảnh hưởng đến huyết áp của bạn và thậm chí làm ảnh hưởng đến các xung điện của tim. 

5 thói quen gây hại cho tim của bạn

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation vào năm 2000 tìm thấy trong số 13.000 người trung niên tham gia có huyết áp bình thường, những người thường hay cáu giận có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành gấp 2 lần và nguy cơ đau tim gấp 3 lần so với những người ít nhất tức giận. Các nhà nghiên cứu ghi nhận sự tức giận, cùng với sự lo lắng, và cảm xúc tiêu cực khác có thể gây tổn hại cho sức khỏe tim mạch do nó làm tăng huyết áp và can thiệp vào các xung điện của tim, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trong động mạch. 

2. Ít ăn trái cây, rau quả

5 thói quen gây hại cho tim của bạn


Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ năm 2004 đã phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều các loại trái cây và rau quả hàng ngày sẽ có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch thấp hơn so với những người ít ăn rau quả, trái cây tới 30%. Các loại rau lá như rau diếp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, và mù tạc; loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải bắp, cải bruxen, cải xoăn; và các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, và bưởi (và nước ép của họ)… có tác dụng hiệu quả nhất trong việc hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim. 

3. Không dùng chỉ nha khoa 

5 thói quen gây hại cho tim của bạn


Không dùng chỉ nha khoa dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu răng và sự tích tụ này có thể gây ra bệnh nướu răng và viêm trong suốt toàn bộ cơ thể của bạn, bao gồm cả tim. Matthew Nejad và Kyle Stanley, nha sĩ tại Beverly Hills, California, đã nói: “Bạn sẽ đặt mình vào nguy cơ cao của bệnh nha chu nếu không dùng chỉ nha khoa bởi vì bạn vi khuẩn sẽ bám lại giữa hai hàm răng của bạn và bạn không thể loại bỏ chúng bằng cách đánh răng… Cuối cùng, các vi khuẩn trên có thể dẫn đến các biến chứng như hẹp động mạch, góp phần cho cơn đau tim”.

Bệnh nhân có tiền sử tim đập không đều, âm thổi ở tim nên tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa thậm chí cả những thủ thuật đơn giản như làm sạch răng.

4. Ngáy khi ngủ

Ngáy vào ban đêm không chỉ là một ít phiền toái mà còn là một dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như ngưng thở khi ngủ, có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Ngáy ngủ thường xuyên sẽ làm so lần ngưng thở tăng lên, nó có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch. 

5 thói quen gây hại cho tim của bạn

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, khi một người bị tạm ngưng thở từ 5-30 lần mỗi giờ, hoặc nhiều hơn trong khi ngủ, tim sẽ đập thất thường, không cho không khí vào đều trong cơ thể và có thể dẫn đến cao huyết áp, loạn nhịp tim, và suy tim. Những người dễ bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ cao hơn cho ngưng thở khi ngủ.

5. Xem tivi

Những người có thói quen xem tivi trong nhiều giờ có thể sẽ rơi vào tình trạng ngồi lâu một chỗ. Ngồi một chỗ trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ, thậm chí nếu bạn tập thể dục thường xuyên do thiếu vận động ảnh hưởng đến nồng độ trong máu của chất béo và đường. 

5 thói quen gây hại cho tim của bạn

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí lâm sàng bệnh tiểu đường 2011 tìm thấy rằng ngồi một vài giờ xem truyền hình xem hàng ngày có thể tăng nguy cơ gây bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và tử vong. Cứ ngồi 2 giờ trước tivi mỗi ngày, làm tăng 20% nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2, 15% bệnh tim mạch, và 13% nguy cơ tử vong. 



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Bệnh tim là gì?


Nói tới bệnh tim, nhiều người thường nghĩ ngay tới những cơn đau tim. Song bệnh tim mạch thực chất là nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của trái tim, gây suy yếu khả năng làm việc của tim như: bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim. 

Bệnh tim là gì?

Biểu hiện của những cơn đau tim

Cơn đau tim là sự gián đoạn đột ngột việc cung cấp máu cho cơ tim, xảy ra khi các động mạch vành – là các mạch máu vận chuyển máu đến nuôi cơ tim - bị tắc nghẽn. Cơ tim sẽ bị tổn thương rất nhanh và ngừng hoạt động. Nếu được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh được tử vong. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận biết sớm dấu hiệu của các cơn đau tim, ngay từ khi chúng còn là những biểu hiện không đáng kể. Bạn càng trì hoãn việc điều trị thì trái tim sẽ càng bị tổn thương nhiều hơn.

Bệnh tim là gì?

• Đau hoặc tức ngực.

• Khó chịu dàn trải ở vùng lưng, hàm, cổ họng, hoặc cánh tay.

• Buồn nôn, khó tiêu, hoặc ợ nóng.

• Ốm yếu, lo lắng, hoặc khó thở.

• Nhịp tim đập nhanh hoặc không đều.

Ở phụ nữ, tim đập yếu và không đều như nam giới, khi lên cơn đau tim có thể sẽ không có dấu hiện đau tức ngực. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua những triệu chứng như ợ nóng, ho, chán ăn, mệt mỏi…

Bệnh động mạch vành

Tiền thân của cơn đau tim, bệnh động mạch vành xảy ra khi các mảng bám bên trong thành động mạch vành dày lên, làm hẹp lòng động mạch, gây khó khăn cho việc lưu thông máu. Các mảng bám này có vỏ cứng ở bên ngoài và mềm, xốp bên trong. Đôi khi vỏ ngoài bị vỡ, sẽ hình thành nên cục máu đông bao quanh mảng bám này. Cục máu đông lớn, sẽ choán toàn bộ lòng trong động mạch, chặn nguồn cung cấp máu cho một phần cơ tim. Nếu không được điều trị ngay tức thời, phần cơ tim đó có thể sẽ bị tổn thương hoặc hỏng.

Các mảng bám trong lòng động mạch

Nhiều người không biết mình mắc bệnh cho tới khi có những cơn đau thắt ngực. Vì vậy, hãy nghĩ đến khả năng bệnh động mạch vành ngay từ khi bạn thấy mình bị đau tức ngực định kỳ. Chờ đợi đến khi biết chắc chắn, có thể dẫn tới tổn thương tim mạch vĩnh viễn hay thậm chí tử vong. Thời gian tốt nhất để điều trị một cơn đau tim là ngay sau khi triệu chứng bắt đầu. Nếu bạn thấy có thể bị một cơn đau tim, hãy gọi ngay 911 hoặc gọi người trợ giúp.

Chứng đau tim đột ngột

Chứng đau tim đột ngột có tỷ lệ tử vong rất cao, nhưng nó không giống như một cơn đau tim. Bệnh xảy ra khi hệ thống thần kinh tim bị rối loạn, làm tim đập nhanh một cách bất thường và nguy hiểm, buồng tim rung lên thay vì bơm máu cho cơ thể. Nếu không có hô hấp nhân tạo và phục hồi nhịp tim binh thường, tử vong có thể xảy ra trong tích tắc.

Loạn nhịp tim

Xung điện đều và thường xuyên giúp cơ tim hoạt động bình thường, nhưng đôi khi, những xung điện này không ổn định làm tim đập loạn nhịp. Chứng loạn nhịp tim thường không có hại khi xảy ra một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, một số loại thay đổi nhịp tim lại làm tim bơm máu kém và gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể. Vì vậy, hãy đi khám nếu thấy tim đập bất thường.

Bệnh tim là gì?

Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim liên quan tới những thay đổi trong cơ tim, gây ảnh hưởng lên khả năng bơm máu của tim, lâu dần có thể dẫn tới tình trạng mãn tính là suy tim. Đây là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng như cầu của cơ thể. Theo thời gian, tim to lên, đập nhanh hơn, các mạch máu bị hẹp dần, cơ tim suy yếu. Hầu hết các trường hợp suy tim là kết quả của bệnh động mạch vành và những cơn đau tim.

Khuyết tật tim bẩm sinh

Bệnh tim là gì?


Là những khuyết tật của tim có từ khi còn trong bụng mẹ, thường là hở van tim, dị tật vách ngăn... Những khuyết tật này sẽ biểu hiện ra khi trưởng thành và có thể cần hoặc không cần phải chữa trị, can thiệp. Người bị dị tật tim bẩm sinh có nguy cơ cao về các biến chứng như loạn nhịp tim, suy tim, nhiễm trùng van tim… 





Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim


Hầu hết trẻ có bệnh tim thường thường bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, rất khó tăng cân, điều này ảnh hưởng nhiều đến việc phẫu thuật tim của trẻ. Vì vậy làm thế nào để nuôi trẻ cho đủ dinh dưỡng, tăng cân tốt để được phẫu thuật sớm, muốn làm được điều này, các bậc cha mẹ cần biết những điều dưới đây. 

  Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim

Vì sao trẻ mắc bệnh tim thường suy dinh dưỡng?

Về cơ bản, các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa bú hoặc ăn của trẻ mắc bệnh tim không khác gì so với trẻ bình thường.

Với trẻ bú mẹ do mắc bệnh tim trẻ thường bị khó thở nên khi bú và uống sữa rất khó khăn và rất kém làm cho trẻ khó tăng cân như những trẻ khỏe mạnh khác.

Với trẻ lớn hơn, khi mắc bệnh tim theo chỉ định của các bác sĩ trẻ phải ăn nhạt, không nêm mắm muối khiến trẻ ăn không ngon miệng và chán ăn nên dễ bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, với trẻ mắc bệnh tim thì hệ thống đường tiêu hóa và gan mật của trẻ có những rối loạn khiến trẻ không hấp thu được các chất ăn vào cơ thể hoặc trẻ có thể có những dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa - gan mật đi kèm làm trẻ không tiêu hóa được thức ăn, nên trẻ bị suy dinh dưỡng.

  Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim


Thành phần dinh dưỡng

Nếu trẻ suy dinh dưỡng, phải sử dụng những loại sữa có năng lượng cao, những thực phẩm giàu năng lượng (giàu chất béo). Số lượng thức ăn hoặc sữa ăn vào không thay đổi nhưng trẻ được cung cấp dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp trẻ tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, do hệ tiêu hóa của trẻ mắc bệnh tim, nhất là trẻ có suy tim hoặc tim bẩm sinh... thì khả năng hấp thu thức ăn kém, nên khi ăn những thực phẩm hoặc uống sữa giàu năng lượng, trẻ có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp này cần giảm bớt lượng thức ăn và cần có chỉ định của bác sĩ dinh dưỡng.

  Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim

Đối với trẻ đã ăn dặm cần phải ăn nhạt, như vậy trẻ sẽ rất chán ăn. Nếu trẻ lớn có thể dễ chấp nhận chế độ ăn này sau khi nghe giải thích. Nhưng trẻ nhỏ dưới 3 tuổi thường không hiểu nên nếu cho trẻ ăn nhạt trẻ sẽ từ chối và không ăn. Trong những trường hợp này cần sự tư vấn của bác sĩ để giúp cha mẹ cho trẻ ăn bình thường và bác sĩ sẽ cho trẻ uống thêm thuốc.

  Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim

Ngoài ra, với những trẻ sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix (furosemide) sẽ dễ bị thiếu chất kali, nên ăn thêm những thực phẩm giàu kali như cam, chuối, nho, đu đủ, nước dừa,…

Cách cho trẻ bú và ăn theo từng độ tuổi:

Đối với trẻ còn bú mẹ: Khi cho trẻ ăn hoặc bú phải nâng cao đầu trẻ lên, tránh nôn và sặc sữa. Không cho trẻ bú hoặc ăn quá no vì trẻ rất khó tiêu hóa nên sẽ dễ bị nôn. Chia bữa ăn hoặc số lần bú ra nhiều lần hơn so với bình thường… Các bữa ăn cụ thể như sau:

Trẻ dưới 6 tháng

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, bất cứ khi nào trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm, ít nhất 8 lần mỗi ngày.

- Đối với trẻ 4 - 6 tháng tuổi, chỉ cho trẻ ăn thêm nếu thấy trẻ: Vẫn còn đói sau mỗi lần bú; Không tăng cân như bình thường, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm từ 1 đến 2 bữa bột, loãng đến đặc dần, với đầy đủ thành phần giống như bột của trẻ 6 - 12 tháng tuổi.

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

- Cho trẻ bú mẹ cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.

- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn. 

  Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim


- Cho trẻ ăn dặm 3 bữa mỗi ngày nếu trẻ còn bú mẹ; 5 bữa mỗi ngày nếu trẻ không còn bú mẹ; Mỗi bữa 3/4 đến 1 bát con các thức ăn này.

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài...

Trẻ từ 12 tháng đến 2 tuổi

- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ bất cứ lúc nào trẻ muốn.

- Cho trẻ ăn dặm các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, với đầy đủ thành phần trong 4 ô vuông thức ăn.

- Cho trẻ ăn dặm 3 - 5 bữa mỗi ngày; mỗi bữa 1 đến 1 bát rưỡi các thức ăn này.

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài...

- Không cho trẻ bú bằng bình sữa mà cho trẻ uống bằng thìa hoặc cốc.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

- Cho trẻ ăn 3 bữa cùng gia đình, ăn các thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong 4 ô vuông thức ăn ;

  Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim

Xen giữa các bữa chính nên cho trẻ ăn thêm ít nhất 2 bữa phụ là sữa, bánh, phở, mỳ, cháo…

- Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả sẵn có ở địa phương như chuối, đu đủ, cam, xoài… 





Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ


Bệnh mạch vành, bệnh tim do mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ (và cả những cụm từ như suy vành, thiểu năng vành) là những cụm từ khác nhau để chỉ tình trạng động mạch vành - động mạch cấp máu nuôi dưỡng tim – bị hẹp. Hậu quả là lượng máu cung cấp cho cơ tim bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu của hẹp động mạch vành là do xơ vữa động mạch.

Đối tượng mắc bệnh là ai?

  Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ


Bệnh mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đã phát triển. Bệnh thường gặp ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm (trước 55 tuổi), người hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ (cholesterol) máu, đái tháo đường (các yếu tố này cũng có tính gia đình). Béo phì, ít hoạt động thể lực và stress cũng đóng vai trò quan trọng trong sự tiến triển của xơ vữa động mạch.

Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng theo tuổi và cao hơn ở nam giới, cho dù nguy cơ ở nữ gia tăng đáng kể ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Thay đổi lối sống, điều trị thuốc hoặc kết hợp cả hai biện pháp có thể giúp điều chỉnh được các yếu tố nguy cơ ngoại trừ yếu tố di truyền, tuổi và giới.

Triệu chứng như thế nào?

  Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ


Bệnh mạch vành có thể diễn biến tiềm tàng trong nhiều năm. Triệu chứng thường gặp nhất là đau thắt ngực. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng không được để ý cho đến khi động mạch vành bị hẹp nhiều, đến một mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh mạch vành chỉ được biết đến khi đã xuât hiện biến chứng, nhồi máu cơ tim.

Chẩn đoán như thế nào?

Bệnh mạch vành không triệu chứng có thể được chẩn đoán bằng đáp ứng dương tính với nghiệm pháp gắng sức (bằng gắng sức thể lực khi chạy trên thảm chạy, đạp xe đạp có lực kế hay dùng thuốc, qua theo dõi các biến đổi trên điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc kết hợp với xạ hình tưới máu cơ tim) hoặc chụp động mạch vành thấy hẹp.

  Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ

Một khi đã có biểu hiện đau thắt ngực khi gắng sức, bệnh mạch vành cần được theo dõi và điều trị hết sức chặt chẽ. Cần làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh cũng như của các yếu tố ngu cơ và các yếu tố làm nặng bệnh.

Điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh mạch vành phức tạp và tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, song nhất thiết phải được các bác sỹ theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời.

  Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bao gồm những phương pháp từ đơn giản đến phức tạp như: điều chỉnh lối sống; dùng thuốc: aspirin, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ cholesterol máu, thuốc chẹn thụ thể bêta giao cảm, các dẫn xuất nitroglycerin, thuốc chẹn kênh calci; can thiệp động mạch vành qua da (nong bằng bóng và đặt giá đỡ) và/hoặc mổ bắc cầu nối động mạch vành.

Biến chứng nguy hiểm là gì ?

  Bệnh mạch vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ


Biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành là nhồi máu cơ tim và đột tử. Các biến cố này thường do sự hình thành cục máu đông làm lấp tắc động mạch vành đã bị hẹp từ trước do mảng xơ vữa ở thành của động mạch vành. Các biến chứng khác bao gồm rối loạn nhịp tim và suy tim.

Dự phòng như thế nào ?

Những biện pháp điều chỉnh lối sống áp dụng trong điều trị cũng có ý nghĩa then chốt trong dự phòng hoặc giảm thiểu các tác hại của bệnh mạch vành.

Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tập luyện thể lực thường xuyên, kiểm soát huyết áp trong giới hạn bình thường, ăn ít chất béo và cholesterol, bỏ hoàn toàn hút thuốc lá là những biện pháp cơ bản trong phòng ngừa bệnh mạch vành.






Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn