Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi dòng máu nuôi tim bị tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn trong một thời gian dài đủ lâu làm cơ tim bị tổn thương hay bị chết.


Nhồi máu cơ tim


Nguyên nhân:

Phần lớn nhồi máu cơ tim là do cục máu đông hiện diện trong lòng mạch máu nuôi tim (còn gọi là động mạch vành) làm tắc mạch máu. Mạch vành đem máu và ô xi đến nuôi tim, nếu mạch máu bị tắc, tim sẽ thiếu ô xi và tế bào cơ tim sẽ chết. Ngoài ra, nhồi máu cơ tim còn có thể do các mảng xơ vữa làm tắc hẹp mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cũng là các yếu tố nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch như hút thuốc lá, huyết áp cao, đái tháo đường, mỡ máu cao và tiền sử gia đình có bệnh tim mạch lúc trẻ.

Nhồi máu cơ tim


Các yếu tố thuận lợi để thúc đẩy đến một cơn nhồi máu cơ tim thường không biết chính xác. Nó có thể xảy ra khi:

- Khi đang nghỉ ngơi hoặc đang ngủ

- Sau khi tăng đột ngôt hoạt động thể lực

- Khi hoạt động ngoài trời lạnh

- Sau một căng thẳng tâm lý hoặc bệnh nặng

Nhồi máu cơ tim nặng có thể gây sốc tim, là tình trạng khẩn cấp, có thể đe dọa tính mạng vì toàn bộ cơ thể bị thiếu máu nuôi.

Triệu chứng:

- Đau ngực: là triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể có cảm giác đau nhói ngực vùng trước tim, lan ra vai, tay, lên cổ, răng, hàm hoặc lan sau lưng. Đôi khi, bạn chỉ có cảm giác nặng ngực như ai bóp chặt quanh ngực. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng.


Nhồi máu cơ tim


- Cảm giác đau có thể chỉ là cảm giác ăn không tiêu, đau thượng vị (làm lầm với đau bao tử nên dễ bị bỏ sót).

- Các triệu chứng khác bao gồm: lo lắng, ho, mệt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn, hồi hộp, thở dốc, đổ mồ hôi.

- Một số người (đặc biệt là người lớn tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, phụ nữ) có chỉ đau ngực nhẹ hoặc không đau, hoặc có những triệu chứng không thường gặp như thở dốc, mệt.

- Nhồi máu cơ tim yên lặng là cơn nhồi máu không có triệu chứng.

Các xét nghiệm:

Khi nghi ngờ nhồi máu cơ tim, bạn cần phải nhập viện ngay để được bác sĩ khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.


Nhồi máu cơ tim


Tim có thể có âm thổi bất thường, nhịp tim nhanh và/ hoặc không đều

Huyết áp có thể bình thường, cao hoặc thấp

Phổi có thể có ran

Bác sĩ có thể cho làm các xét nghiệm để chẩn đoán như:

- Troponin tăng báo hiệu tim bạn đã bị tổn thương

- Chụp mạch vành: thường được thực hiện ngay khi nghi ngờ hoặc khi tình trạng của bạn đã ổn định hơn. Bác sĩ sẽ sử dụng một chất chỉ thị màu đặc biệt bơm vào mạch máu từ bẹn hoặc cổ, cánh tay để chụp X quang từ đó có thể nhìn thấy dòng máu đi qua tim bạn như thế nào: có tắc hay hẹp không và mức độ hẹp như thế nào, mạch máu nào bị ảnh hưởng…Từ đó có thể giúp bác sĩ quyết định bạn cần điều trị như thế nào.

- Ngoài ra, còn một số xét nghiệm khác có thể thực hiện trong khi bạn nằm bệnh viện, tùy vào bệnh lý và tình trạng tim, sức khỏe của bạn như: siêu âm tim, Test gắng sức…

Điều trị: tùy vào mức độ nặng nhẹ của nhồi máu cơ tim mà bạn sẽ được điều trị như thế nào, có thể cần phải nằm trong phòng cấp cứu hoặc hồi sức tích cực.

- Chỉnh hình mạch máu: là biện pháp làm rộng đoạn mạch máu bị hẹp hoặc tắc trong vài giờ đầu sau nhồi máu. Người ta sẽ sử dụng một ống dạng lưới bằng kim loại gọi là “stent” đặt vào vị trí mạch máu tắc hẹp. Stent sẽ mở bung ra khi vào bên trong mạch vành đoạn bị hẹp. Đây thường là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên. Nên được thực hiện trong vòng 90 phút sau khi vào bệnh viện và không quá 12 giờ sau cơn nhồi máu. Nó giúp phòng ngừa động mạch vành bị hẹp trở lại.

- Hoặc bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc làm tiêu cục máu đông. Thuốc tác dụng tốt nhất trong vòng 3 giờ đầu sau khi bạn có cảm giác đau nặng ngực. Đó là thuốc tiêu sợi huyết.

- Một phương pháp khác là phẫu thuât bắc cầu mạch máu.

Điều trị sau nhồi máu:


Nhồi máu cơ tim


Sau cơn nhồi máu, bạn cần sử dụng một số thuốc để ngăn ngừa đợt nhồi máu khác như thuốc chống kết tập tiểu cầu (như Aspirin, Clopidogrel, hoặc Warfarin) để ngăn ngừa hình thành cục máu đông, thuốc ức chế bê ta, ức chế men chuyển để bảo vệ tim, các thuốc giảm mỡ máu…Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về cách sử dụng và theo dõi khi sử dụng các thuốc này.

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim:

- Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết và mỡ máu.

- Không hút thuốc lá.


Nhồi máu cơ tim


- Chế độ ăn khỏe mạnh: nhiều trái cây, rau xanh và ngũ côc nguyên hạt, ăn ít mỡ động vật.

- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày mỗi tuần.

- Kiểm tra và điều trị trầm cảm nếu có.

- Hạn chế uống rượu bia.

- Duy trì cân nặng lý tưởng.




Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo

Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét