Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh


Bệnh tim bẩm sinh là dị tật của buồng tim, van tim, vách tim các mạch máu lớn, xảy ra trong bào thai. Tần suất 8/1.000 trẻ ra đời còn sống

Môi trường sống tác động rất nhiều lên việc hình thành bệnh tim bẩm sinh. Bệnh có thể là hậu quả của các yếu tố môi trường độc hại ảnh hưởng lên người mẹ trong quá trình mang thai, như: tia phóng xạ, hoá chất, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, bệnh chuyển hóa… Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có thể bị tác động bởi yếu tố gia đình, di truyền, bất thường nhiễm sắc thể.

  Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Bệnh chia thành hai nhóm: không tím (trẻ không bị tím da niêm) và có tím (trẻ bị tím da niêm). Các bệnh tim bẩm sinh không tím thường gặp nhất là thông liên thất (30,5%), thông liên nhĩ (9,8%), còn ống động mạch (9,7%)… Bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất là tứ chứng Fallot (5,8%)… Một số dị tật hay đi kèm bệnh này là hội chứng Down, sứt môi – chẻ vòm, thiếu hoặc thừa ngón tay - ngón chân, tật đầu to, đầu nhỏ…

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh

Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám: trẻ hay ho, khò khè tái đi tái lại, thở khác thường (thở nhanh, lồng ngực rút lõm khi hít vào), thường bị viêm phổi; trẻ có làn da xanh xao, lạnh, vã mồ hôi. Trẻ bị tím môi, đầu ngón tay, ngón chân, tăng lên khi khóc, khi rặn, khi bú…; trẻ bú hoặc ăn kém, chậm lên cân, thậm chí không tăng cân hay sụt cân.

  Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

“Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu phát hiện sớm, điều trị đúng cách, có thể giúp trẻ phát triển như những trẻ cùng trang lứa, hoà nhập tốt vào xã hội”.

Trẻ chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường (chậm mọc răng, chậm biết lật, bò…) Trong một số trường hợp, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không có biểu hiện gì, do dị tật không nặng, chỉ tình cờ phát hiện khi khám sức khoẻ hoặc khám vì một lý do khác.

Cách điều trị tuỳ mức độ dị tật

Có khoảng 1/100 trẻ sinh ra mắc dị tật tim bẩm sinh. May mắn là khoảng 1/3 số dị tật nhẹ, không cần điều trị. Có một số dị tật vách tim xuất hiện khi trẻ sinh ra nhưng sẽ mất đi sau đó, như là thông liên nhĩ, thông liên thất kích thước nhỏ có khuynh hướng dễ đóng lại và thường đóng lại trong hai năm đầu của trẻ. Với những trường hợp trên, cha mẹ cần cho trẻ tái khám theo đúng lịch hẹn để được theo dõi tổn thương, can thiệp kịp thời khi cần thiết.

  Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh


Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tim, cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay.

Bệnh tim bẩm sinh nặng thường được chẩn đoán ngay khi trẻ sinh ra. Với trẻ dị tật tim nhẹ hơn, triệu chứng dần xuất hiện khi trẻ lớn lên. Bệnh diễn tiến có thể khiến trẻ gặp các triệu chứng như hay mệt, ngất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái đi tái lại, suy tim, tử vong… Với các dị tật này, điều trị thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không sửa chữa được tổn thương.

  Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Hiện nay, ngành phẫu thuật tim rất phát triển, phần lớn các bệnh tim bẩm sinh được điều trị khỏi hẳn nhờ phẫu thuật. Một số bệnh có tổn thương phức tạp, không thể sửa chữa hoàn toàn, cũng có thể điều trị phẫu thuật nhằm cải thiện triệu chứng và nâng chất lượng cuộc sống.

Trẻ cần được chăm sóc chu đáo

Mặc dù nhiều trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể sinh hoạt, học tập không khác trẻ bình thường, nhưng nhìn chung, tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khoẻ tốt. Cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc phối hợp với ngành y điều trị trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Vì vậy, cần lưu ý:

  Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Chăm sóc trẻ chu đáo, giữ trẻ ấm, vệ sinh, cho ăn uống điều độ, đủ chất. Không cho trẻ vận động mạnh hay chơi giỡn quá nhiều, tránh để trẻ gắng sức và làm những việc nặng nhọc. Trẻ cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh nhiễm trùng.

Cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng. Cho trẻ tái khám đúng hẹn và tuân theo điều trị của bác sĩ, ngay cả khi trẻ đã được phẫu thuật, bởi sau phẫu thuật, một số bệnh tim bẩm sinh vẫn cần theo dõi và khi lớn lên, trẻ có thể gặp một số vấn đề sức khoẻ.

Phòng ngừa từ khi mang thai 

  Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh

Muốn ngừa bệnh tim bẩm sinh cho trẻ, người mẹ cần quan tâm đến những vấn đề sức khoẻ trước và trong khi mang thai: cải thiện môi trường đang sống, tránh để ô nhiễm; tránh các tác nhân vật lý, hoá học, chất độc, các loại thuốc an thần, nội tiết tố, rượu, thuốc lá…; chủng ngừa hoặc tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh do siêu vi gây ra như Rubella, quai bị, Herpes, Cytomegalovirus, Coxsaskie B…; nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hoá như tiểu đường, lupus đỏ lan toả… thì cần điều trị sớm.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com
http://www.tribenhthongminh.vn

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Trẻ em và những nguy cơ về bệnh Tim

Thật sai lầm khi cho rằng những bệnh lý về tim mạch chỉ phổ biến ở người lớn hay người cao tuổi. Thực tế cho thấy, nguy cơ mắc bệnh tim ở trẻ em không hề “thua kém” so với người lớn, đặc biệt là với lối sống hiện đại như ngày nay, số lượng trẻ mắc các bệnh về tim mạch ngày càng nhiều.

Điểm qua một số yếu tố nguy cơ hàng đầu có thể dẫn đến các bệnh tim mạch ở trẻ em, có thể thấy ngoài những yếu tố mang tính “bất khả kháng” như khiếm khuyết bẩm sinh, di truyền... thì đa phần những yếu tố nguy cơ khác đều bắt nguồn từ thói quen sống, sinh hoạt thường ngày, chế độ ăn uống...

Béo phì

 Trẻ em và những nguy cơ về bệnh Tim

Đây là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim. Tình trạng trẻ em bị béo phì đang là vấn đề đáng báo động trong những năm gần đây. Thức ăn nhanh, đồ uống có gas và thói quen lười vận động đã khiến gia tăng đáng kể số lượng trẻ bị béo phì. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng những bệnh “ăn theo” chứng béo phì đó là cholesterol cao, tiểu đường và các bệnh lý về tim.

Cholesterol cao

 Trẻ em và những nguy cơ về bệnh Tim

Thủ phạm chính là chất béo bão hòa có trong các thực phẩm hằng ngày. Trẻ em ngày nay có xu hướng ăn nhiều thức ăn nhanh, đặc biệt là các món chiên, trong khi đó lại ít hoạt động thể chất. Chất béo tích tụ lâu ngày gây xơ vữa động mạch và dẫn đến bệnh tim.

Lười vận động

 Trẻ em và những nguy cơ về bệnh Tim

Thời đại công nghệ với internet, truyện tranh, TV, game và đồ chơi high-tech đã hình thành một thế hệ trẻ em chỉ thích “ngồi một chỗ”. Việc thiếu các hoạt động thể chất cần thiết sẽ làm tăng khả năng phát triển các yếu tố nguy cơ bệnh tim khác như cholesterol cao, huyết áp cao, béo phì và tiểu đường.

 Trẻ em và những nguy cơ về bệnh Tim

Với những yếu tố nguy cơ bắt nguồn từ lối sống và chế độ ăn uống, việc thay đổi và cải thiện là hoàn toàn khả thi, chỉ cần kiên trì và làm đúng phương pháp để giúp trẻ thay đổi ngay từ hôm nay nhằm giảm thiểu những bệnh lý tim mạch trong tương lai. Tuy nhiên như đã nói, với một số yếu tố nguy cơ khác như dị tật tim bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh, bệnh do di truyền trong gia đình hoặc di chứng của một bệnh tật nào đó đã từng mắc phải thì việc kiểm soát sẽ khó khăn hơn.

 Trẻ em và những nguy cơ về bệnh Tim

Dù là yếu tố nguy cơ nào cũng vậy, việc phòng chống vẫn là cách tốt nhất để trẻ tránh những vấn đề tim mạch sau này. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ giảm được các bệnh lý về tim khi trưởng thành. Ngoài việc hướng cho trẻ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống lành mạnh, phụ huynh cũng cần cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát để phát hiện sớm nhất các biểu hiện của bệnh tim mạch.



Mọi chi tiết và giải đáp xin liên hệ

Công ty TNHH sức khỏe tuyệt hảo


Địa chỉ: Số: 48/13, Đường số 10, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân,Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0935 141 438 - Mr Lâm
Email : tribenhthongminh.vn@gmail.com